Kết quả tìm kiếm cho "sụp lún bờ Bắc kênh Mới"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 16
Trước diễn biến phức tạp của tình hình sạt lở, Tỉnh ủy, UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương tập trung cho công tác phòng, chống sạt lở nhằm bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân. Đồng thời, có giải pháp căn cơ, lâu dài để ứng phó hiệu quả với loại hình thiên tai này trên toàn tỉnh.
Trước diễn biến phức tạp của mùa mưa bão năm nay, Ban Chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Phòng thủ dân sự tỉnh An Giang (gọi tắt Ban Chỉ huy tỉnh) yêu cầu các ngành, địa phương tập trung nguồn lực phòng, chống thiên tai, nhằm bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản và sản xuất của người dân.
Bên cạnh sạt lở tăng hơn 3 lần, An Giang còn đối diện với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Xen lẫn giữa mưa, giông, lốc, sét là hiện tượng nắng nóng, khô hạn do tác động của El Nino. Chủ động ứng phó với thiên tai để đảm bảo an toàn sản xuất, bảo vệ tài sản của nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân là yêu cầu đặt ra không chỉ cho năm nay mà còn trong thời kỳ trọng điểm mùa khô 2023 - 2024.
Ngày 10/7, tại bờ Bắc kênh Mới (cách Trung tâm Y tế huyện An Phú về phía Nam khoảng 170m), thuộc khóm An Hưng (thị trấn An Phú, huyện An Phú, tỉnh An Giang) tiếp tục xảy ra sụp, lún thêm độ sâu khoảng 1,5m - 2,0m. Hiện tại, xuất hiện vết nứt ăn sâu vào lộ nhựa khoảng 30cm - 50cm và có nguy cơ tiếp tục sụp thêm.
Chiều 7/7, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu – Phòng, chống thiên tai và Phòng thủ dân sự tỉnh An Giang Lương Huy Khanh cho biết, đang tiếp tục phối hợp địa phương rà soát, theo dõi, cập nhật báo cáo tình hình thiệt hại do sụp, lún đất tại khóm An Hưng (thị trấn An Phú, huyện An Phú).
Dù mùa mưa chỉ mới bắt đầu nhưng tình hình sạt lở, răn nứt, sụp lún đất bờ sông, kênh, rạch; thiệt hại nhà cửa, tài sản, lúa, hoa màu do mưa giông rất phức tạp. Để giảm bớt nỗi lo ảnh hưởng thiên tai, cần phương án lâu dài là sắp xếp lại dân cư và quy hoạch hệ thống giao thông phù hợp hơn.
Mưa lớn liên tục làm cho nền đất yếu, bở rời, cộng với áp lực nước lũ đổ về nhiều, xoáy sâu vào bờ càng làm tăng nguy cơ sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân. Bên cạnh các giải pháp ứng phó thì việc ứng dụng công nghệ cảnh báo sạt lở từ sớm, từ xa là rất cần thiết.
Cho rằng đơn vị thi công xây dựng công trình gia cố tuyến đê Bờ Bắc rạch Cái Tắc (thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) lấn xa bờ kênh, lấy đất xuống sâu làm 4 nhà ở bị lún sụp, các hộ dân tiếp tục phản ánh nhiều nơi.
Tình trạng mưa dầm kéo dài khiến đất mềm ra, cộng với mực nước nhiều lúc xuống thấp, áp lực dòng chảy, giao thông, xây dựng trên bờ… đang gây sạt lở ở nhiều đoạn sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh An Giang. Trước khi mùa lũ đến và sau khi lũ rút, cần đặc biệt quan tâm đến công tác ứng phó với sạt lở.
Theo dự báo, tình hình thiên tai, mưa bão sẽ diễn biến phức tạp từ đây đến cuối năm. Do đó, người dân cần hết sức cảnh giác, chủ động nâng cao kiến thức phòng tránh, nhằm giảm thiểu hậu quả của hiện tượng thời tiết xấu và các loại hình thiên tai.
Ngày 24-7, Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang cho biết, đã đo đạc địa hình đáy kênh Cây Dương khu vực xảy ra sạt lở, sụp, lún đất bờ kênh thuộc tổ 30, ấp Chánh Hưng, xã Bình Long (huyện Châu Phú).
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 23 đến 25 độ vĩ bắc nối với vùng áp thấp nóng phía tây kết hợp hiệu ứng phơn cho nên hôm nay (1-6), ở khu vực Sơn La, Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 37 đến 40oC, có nơi hơn 40oC như: Phù Yên (Sơn La), Lạc Sơn (Hòa Bình), Láng (Hà Nội), Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Đô Lương (Nghệ An), Đông Hà (Quảng Trị), Ba Tơ (Quảng Ngãi),…; các nơi khác ở Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 đến 37oC, có nơi hơn 37oC. Dự báo, đợt nắng nóng kéo dài tới khoảng ngày 5-6. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng cấp 1.